Bé 20 tháng tuổi bị cưa cụt hết tay, chân để sống
Mới chập chững tập đi đã trở thành tàn phế
Đến nay, những vết thương nơi tứ chi của bé Nguyễn Gia Lâm đã dần khô, máu không còn tứa ra nữa. Bé cũng đã thôi quấy khóc, dằn vặt bởi nỗi đau đớn do một phần của cơ thể bị cắt rời. Mới 20 tháng tuổi, chưa thể nói bằng lời nói nhưng đôi mắt của Lâm buồn lắm khi nhưng ngày này, em rất muốn xuống đất tự đi nhưng bị mẹ và bác sĩ giữ lại.
Chị Nguyễn Thị Mãnh (X6 3/8 ấp Long Trung, xã Long Thành Trung, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh) vẫn không quên cảm giác bàng hoàng khi các bác sĩ cho biết con mình mắc tứ chứng Fallot (một dạng phức tạp của bệnh tim bẩm sinh).
Bé Lâm đã được tiến hành mổ tim vào ngày 8/6 tại Viện Tim TP.HCM. Chị Mãnh mừng lắm vì nghĩ con mình sẽ thoát khỏi căn bệnh nghiệt ngã. Thế nhưng sau ca mổ, chị phát hiện tay chân con bị bầm tím nên đã lên trình báo với Giám đốc Viện Tim. Giám đốc cho biết bé Lâm bị diễn biến suy tim nặng nhưng sẽ được điều trị.
Một thời gian sau, thấy tay chân con co quắp, máu khô hết, trái tim người mẹ trẻ như bị bóp nghẹt. “Tôi lo quá bèn lên gặp Giám đốc Viện Tim lần nữa. Giám đốc yêu cầu vợ chồng chúng tôi ký vào giấy phẫu thuật để cắt cả tứ chi của con mình. Theo như lời bác sĩ, nếu không làm vậy con tôi sẽ chết” - chị Mãnh nức nở.
“Vì muốn cứu mạng con nên tôi vừa khóc vừa ký giấy để cắt đi tay chân đứa con rứt ruột đẻ ra. Tội nghiệp con tôi lắm, cháu chỉ mới vừa chập chững tập đi nhưng đã phải trở thành người tàn phế” - người mẹ nghẹn lại.
Chị Nguyễn Thị Thanh Thủy, ngụ tại TP.HCM trong một lần đi thăm người thân tại Viện Tim đã vô tình biết được câu chuyện về bé Lâm. Chị Thủy tâm sự: “Hình ảnh sinh linh bé nhỏ bất hạnh đó cứ mãi ám ảnh tâm trí tôi. Nếu từng làm mẹ ai cũng phải xót xa, đau đớn.
Khi sinh ra, bé hoàn toàn lành lặn, kháu khỉnh, vậy mà giờ đây bị cắt cụt hết tay chân. Bé còn nhỏ quá nào đã hiểu gì. Hai cánh tay đó vẫn đưa ra ôm đồ chơi mà đâu biết không còn cầm nắm được, phần còn lại của đôi chân cứ lê lết mà chẳng hiểu sao không thể bước đi".
Biến chứng đau lòng
Giải thích về trường hợp của bé Nguyễn Gia Lâm, bác sĩ Phạm Thị Lê, Phó Giám đốc Viện Tim TP.HCM cho biết, bệnh nhi bị mắc phải tứ chứng Fallot.
Những trẻ mắc phải bệnh này sẽ không sống được lâu nếu tim không được làm phẫu thuật. Khi phẫu thuật tim cho bé Lâm, các bác sĩ phải dùng máy tuần hoàn máu để thay thế cho trái tim đang được mổ. Phẫu thuật xong, trái tim hoạt động trở lại ít nhiều sẽ gặp phải sự cố như suy tim, rối loạn đông máu…
Trường hợp của bé Lâm, trái tim sau phẫu thuật co bóp kém. Ngoài ra, bé còn bị rối loạn đông máu nên những phần xa của cơ thể tim chưa bơm máu tới được làm tắc một số mạch máu ngoại biên. Cụ thể Lâm đã bị tắc mạch máu đầu bốn chi gây hoại tử.
Bác sĩ Lê nói đây là một biến chứng đau lòng. Bản thân các bác sĩ của Viện đã rất trăn trở khi phải đưa ra quyết định cắt bỏ tay chân của bé. Tuy nhiên, nếu không làm vậy, bé sẽ bị nhiễm trùng toàn thân và cuối cùng là tử vong.
Gia đình bé Lâm rất nghèo. Bé còn người chị gái học lớp 9 và bà nội sống nhờ vào những đồng tiền ít ỏi từ gánh hàng rong của mẹ và nghề nhổ cỏ mướn của cha.
Cảm thông trước hoàn cảnh bé Lâm, ban Giám đốc Viện Tim cho biết đã quyết định miễn phí hoàn toàn chi phí ăn, ở chữa bệnh cho bé. Ngoài ra, Viện cũng dùng số tiền quyên góp của các tổ chức từ thiện để chu cấp cho bé đến cuối đời.
“Khi bé ra viện, chúng tôi sẽ bàn với gia đình bé, lớn lên Lâm sẽ được lắp tay, chân giả để có thể đi lại và hòa nhập với cuộc sống. Mọi chi phí ăn, học của bé Viện cũng sẽ lo hết”- Bác sĩ Lê cho biết. “Chúng tôi xem bé như người thân của mình. Mỗi ngày, thấy mẹ của bé đẩy xe cho con chơi trong khuôn viên của Viện, những bác sĩ làm công tác cứu người như chúng tôi đều rất đau lòng”.
Các cá nhân, đơn vị, tổ chức có tấm lòng giúp đỡ bé Nguyễn Gia Lâm có thể liên hệ với Ban Bạn đọc, Báo VietNamNet, email: bandoc@vietnamnet.vn |
Cô Trần Thị Thu sinh năm 1960, ngụ ấp Thạnh Nghĩa, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri bị bệnh ung thư trực tràng. Do tuổi cao sức yếu, không đất canh tác nên hai vợ chồng không có thu nhập, mọi chi phí trị bệnh và sinh hoạt đều do người con trai làm thuê làm mướn, thu nhập bấp bênh nên cuộc sống ngày càng khó khăn. Dự kiến chi phí mổ của cô Thu từ 50 đến 60 triệu đồng nhưng gia đình không có tiền để chữa trị.
Gia đình anh Trần Văn Hải thuộc diện hộ nghèo của xã Phước Ngãi. Căn nhà nền đất, vách lá xiêu vẹo, mưa dột. Trước đây vợ chồng anh làm nghề bắt nghêu mướn, thu nhập cũng đã bấp bênh, không đủ ăn do miệt dưới này không có việc làm, vợ chồng anh phải bươn chải qua huyện Thạnh Phú để làm, lo cho hai đứa con còn đang đi học.
Đó là hoàn cảnh của em Lê Phong Vũ sinh năm 1997, ngụ ấp Phước Thạnh, xã Phước Ngãi, huyện Ba Tri. Cha em mất lúc em mới 10 tuổi, mẹ bỏ cha con em lập gia đình khác khi em vừa thôi nôi, em ở với bà nội được một thời gian thì bà cũng mất.
Đó là hoàn cảnh của ông Huỳnh Văn Đạt sinh năm 1964, ngụ ấp Tài Đại, xã Khánh Thạnh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc. Mặc dù căn bệnh còn có cơ hội chữa trị, hồi phục nhưng không có tiền mà ông phải chịu cảnh nằm một chỗ.
Anh Phạm Văn Đông sinh năm 1965, ngụ ấp Thới An, xã Châu Hoà, huyện Giồng Trôm, thuộc diện hộ nghèo của xã. Anh bị bệnh lao phổi, suy kiệt, ho ra máu, u phổi, đã điều trị theo phác đồ lao 5 lần.
Gia đình 3 thế hệ của cô Võ Thị Chấm sống trong căn nhà lá xuống cấp trầm trọng, nhà vách, mái lá chằm đã mục nát, cột cây gỗ mục, mái trên lấy tấm mủ che, mùa mưa hay dột.
Dù chỉ mới 12 tuổi nhưng bé Cao Thị Ngân Tâm lại mắc căn bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn 3. Khi phát hiện bệnh cũng đã trễ, bé nghỉ học và điều trị ở bệnh viện Nhi Đồng 1.
Đến ấp Phú Thuận, xã Phước Ngãi, huyện Ba Tri, nhiều người không khỏi chạnh lòng xót xa khi biết đến hoàn cảnh đơn thân, bệnh tật của chị Khổng Thị Liên, sinh năm 1984, đang ở cùng với người mẹ năm nay 75 tuổi.
Đó là hoàn cảnh của cô Huỳnh Ngọc Lan sinh năm 1964, ngụ ấp Căn Cứ, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm. Cô bị bệnh ung thư vú, đã mổ hai lần và nạo hạch, tay chân bị sưng lên, đau nhức.
Anh Dương Thành Thái sinh năm 1981, ngụ ấp Bình Phú, xã Bình Thành, huyện Giồng Trôm bị bệnh u ác đại tràng sigma di căn gan. Anh thuộc diện hộ nghèo của xã, hiện sống đơn thân, không ai chăm sóc.
Hoàn cảnh anh Nguyễn Vũ Linh sinh năm 1992, ngụ ấp An Thạnh, xã An Thạnh, huyện Thạnh Phú rất cần sự trợ giúp từ các mạnh thường quân.
Hoàn cảnh cô Nguyễn Thị Phấn sinh năm 1971, ngụ ấp Thạnh An, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú hết sức khó khăn. Nhà có hai mẹ con nương tựa vào nhau trong căn nhà tình thương do địa phương hỗ trợ.
Đó là hoàn cảnh anh Dương Văn Tuấn sinh năm 1976, ngụ ấp Bình Lộc, xã Đại Hoà Lộc, huyện Bình Đại. Gia đình anh có 4 nhân khẩu, là hộ khó khăn của xã, nhà nền đất, vách chằm lá.
Gia đình ba thế hệ của anh Huỳnh Văn Bảo sinh năm 1990, ngụ ấp Ao Vuông, xã Phú Long, huyện Bình Đại sống trong một căn nhà nền đất, vách lá, cột cây mục nát.
Đó là hoàn cảnh của bà Võ Thị Đáy sinh năm 1954, ngụ ấp Thạnh Bình, xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri, bị bệnh đái tháo đường, di căn qua khớp, lao phổi, bệnh tái đi tái lại nhiều lần.
Anh Nguyễn Hoàng Phước sinh năm 1979, ngụ ấp Thạnh Tân, xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri bị bệnh tai biến, viêm da cơ địa hơn hai năm nay. Do bệnh tật nên vợ dẫn con bỏ đi, mọi sinh hoạt đều do người cha già 66 tuổi trông nom, chăm sóc.
Đó là hoàn cảnh của gia đình anh Võ Việt Thao sinh năm 1991, ngụ ấp Hưng Nhơn, xã Hưng Khánh Trung A, huyện Mỏ Cày Bắc. Anh chẳng may bị bệnh suy thất trái, rung nhĩ mãn tính, tăng huyết áp động mạch phổi thứ phát, hở van 2 lá, suy dinh dưỡng nhẹ.
Hoàn cảnh gia đình em hết sức khó khăn. Nhà có 6 nhân khẩu gồm cha mẹ và 4 người anh em ở trong căn nhà xập xệ, vách cửa gỗ mục ở ấp Bến Xoài, xã Nhuận Phú Tân, huyện Mỏ Cày Bắc.
Anh Lê Phú Cường sinh năm 1978, ngụ khu phố 6, thị trấn Ba Tri, nhà có 2 cha con, vì khi anh phát bệnh, vợ anh đã bỏ đi lúc con trai anh vừa tròn 4 tuổi. Hai cha con ở trong căn nhà vách lá dột nát mỗi khi trời mưa, cột bưng gốc, cột cây mục.
Khi đến ấp An Ninh, xã An Qui, huyện Thạnh Phú, người dân ở đây ai cũng chạnh lòng khi nhớ đến vụ tai nạn lao động xảy ra cách đây hơn 1 tháng.