Bưng chén cơm, nhớ hàng ngàn đồng bào miền Trung đang đói
Nhà sập, mẹ con chị Hiền sống ké mái chuồng lợn. Thằng bé 6 tháng tuổi bị chấn u đầu vẫn chưa được đi khám.
Có một cái gì đó tắc nghẹn khiến chúng tôi không thể cất lời chào tạm biệt hai mẹ con. Cảm thấy 1 triệu đồng hỗ trợ ban đầu chẳng thấm vào đâu so với cái khó của gia đình. Trong ba ngày đến với bà con vùng lũ, đoàn của báo Dân trí nhiều lần có cảm giác bất lực như vậy. Biết là cảnh khổ khắp nơi, phải chia ra cho nhiều người nhưng…
Mân mê phong bì tiền cứu trợ của Dân trí, chị Huỳnh Thị Mỹ Diệt (thôn Gia Hòa, xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh) cứ lấy tay quệt nước mắt. Hai chữ “Cảm ơn” chị nói mãi vẫn chưa thành lời.
Không đau sao được. Trước lũ, nhà chị cũng đâu đến nỗi. Vợ chồng chí thú làm ăn, cũng cất được cái nhà tường, cho các con ăn học đàng hoàng. Thế mà, chỉ trong phút chốc, mất hết, trắng tay. Công sức hơn chục năm gầy dựng bỗng chốc tan theo nước lũ.
Cái đầu bị cây đè vẫn còn đau điếng, nhưng chị không màng, cứ quanh quẩn trong ngôi nhà nát, lủi thủi nhặt từng viên gạch, “Mong đến ngày dựng lại được mấy bức tường cho lũ trẻ che nắng, che mưa”.
Chị Diệt nhặt từng viên gạch còn sót lại, mong sớm đến ngày dựng lại mái nhà
Họ - những con người miền Trung nổi tiếng chịu thương chịu khó. Bàn tay chai sạn của họ đã dựng nên cơ nghiệp. Tuy không giàu nhưng đủ để “Cả nhà sống thong thả”. Thế mà, chỉ sau mấy tiếng mưa lũ hoành hành, họ mất sạch. Nhà sập hoàn toàn, tài sản tích góp trôi theo dòng nước dữ. Đưa tay cầm quà chia sẻ của cộng đồng, đôi mắt họ thật buồn.
Cảnh tan hoang đã xót xa nhưng sinh ly tử biệt mới thật là tột cùng của nỗi đau. Thắp nén nhang cho con gái (Vy Thị Như Mỹ ,12 tuổi), chị Nguyễn Thị Xuân Thủy (35 tuổi, thôn Quyết Thắng, thị trấn Sơn Tịnh) nghẹn ngào: “Để mẹ rút học bạ về gửi “xuống dưới” cho con học tiếp”.
Quá đau đớn, chị Thủy như kẻ mất hồn. Không quặn đau sao được khi trong 12 năm sống ở dương gian, Mỹ chưa một lần làm buồn lòng cha mẹ. Cháu học giỏi, ngoan hiền, lúc nào cũng chăm chút cho gia đình. Nghe tin bão, bố mẹ đi làm xa, Thủy một mình sắp đặt, dọn dẹp đồ đạc, kê lên cao tránh lụt.
Chị Thủy nức nở: "Sao đành lòng bỏ bố mẹ mà đi hở con?"
Mỗi lần nhắc đến cái chết của con, chị Thủy lại tự dày vò mình “cách nhà có vài trăm mét vẫn không cứu được con”. 11g, 29/9, nghe báo bão, vợ chồng chị bỏ hết công việc tất tả lao về nhà. Đến đám ruộng cách nhà vài trăm mét, nước đã lên cao, chảy xiết, năm lần bảy lượt hai vợ chồng vẫn không tài nào vượt qua con nước dữ để về nhà với con.
Đứng bên bờ ruộng, nhìn thấy con gái đứng trong sân nhà, quay qua quay lại, con bé đã biến mất trong dòng nước hung hãn. Có người làm cha làm mẹ nào không đứt từng đoạn ruột khi phải chứng kiến cái chết của con mình. Trong tích tắc, đứa con gái ngoan hiền, đầy sức sống trở thành cái xác không hồn.
Nỗi đau mất mát của Quảng Ngãi chưa dừng lại ở con số 34 người chết, bởi cho đến trưa ngày 4/10, khi nước rút hết, người ta lại phát hiện thêm xác hai người phụ nữ đang mắc trên bờ ruộng thôn Phước Đồng, xã Bình Phước, huyện Bình Sơn mà chưa có người đến nhận.
Bà cụ 77 tuổi đang nuôi hai cháu nội mồ côi (con trai bị sét đánh chết, con dâu bị lũ cuốn trôi)
Trong ba ngày qua (2-4/10) Dân trí đã trao tận nơi 45 triệu đồng cho 40 hoàn cảnh khốn khó. Số tiền không nhiều nhưng như nhận xét của bà Phạm Thị Thu Trang, Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi cảm động viết trong thư: “Báo điện tử Dân trí đã kịp thời đến Quảng Ngãi trao những món quà hết sức ý nghĩa để giúp người dân bị nạn và bị thiệt hại trong cơn bão số 9”.
Trong những lúc thế này, mỗi khi bưng chén cơm đầy lòng ta lại quặn thắt khi nghĩ đến khúc ruột miền Trung, có những người phải “nuốt mỳ sống” cho qua cơn đói lòng. Mỗi khi mưa về, ta hãy nhớ đến hàng chục ngàn gia đình đang lạnh run trong cảnh màn trời chiếu đất.
Nhà tan hoang, hai mẹ con đi lượm sắt vụn bán kiếm tiền đong gạo
Dân trí xin làm cầu nối cùng bạn đọc sẻ chia với đồng bào ruột thịt miền Trung.
Mọi giúp đỡ, xin gửi về
1. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội) Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
* Tài khoản VNĐ: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639 Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt
Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí Số TK : 10 202 0000 004346 SWIFT Code: ICBVVNVX106 Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội 2. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269 |
Hồng Tâm
Bà Phạm Thị Thu Trang (trái), Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi trao quà của báo Dân trí cho bà cụ bị sập nhà
Vợ chồng anh Trương Đình Bích vẫn chưa hiểu vì sao mình rơi vào thảm cảnh này
Cô Trần Thị Thu sinh năm 1960, ngụ ấp Thạnh Nghĩa, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri bị bệnh ung thư trực tràng. Do tuổi cao sức yếu, không đất canh tác nên hai vợ chồng không có thu nhập, mọi chi phí trị bệnh và sinh hoạt đều do người con trai làm thuê làm mướn, thu nhập bấp bênh nên cuộc sống ngày càng khó khăn. Dự kiến chi phí mổ của cô Thu từ 50 đến 60 triệu đồng nhưng gia đình không có tiền để chữa trị.
Gia đình anh Trần Văn Hải thuộc diện hộ nghèo của xã Phước Ngãi. Căn nhà nền đất, vách lá xiêu vẹo, mưa dột. Trước đây vợ chồng anh làm nghề bắt nghêu mướn, thu nhập cũng đã bấp bênh, không đủ ăn do miệt dưới này không có việc làm, vợ chồng anh phải bươn chải qua huyện Thạnh Phú để làm, lo cho hai đứa con còn đang đi học.
Đó là hoàn cảnh của em Lê Phong Vũ sinh năm 1997, ngụ ấp Phước Thạnh, xã Phước Ngãi, huyện Ba Tri. Cha em mất lúc em mới 10 tuổi, mẹ bỏ cha con em lập gia đình khác khi em vừa thôi nôi, em ở với bà nội được một thời gian thì bà cũng mất.
Đó là hoàn cảnh của ông Huỳnh Văn Đạt sinh năm 1964, ngụ ấp Tài Đại, xã Khánh Thạnh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc. Mặc dù căn bệnh còn có cơ hội chữa trị, hồi phục nhưng không có tiền mà ông phải chịu cảnh nằm một chỗ.
Anh Phạm Văn Đông sinh năm 1965, ngụ ấp Thới An, xã Châu Hoà, huyện Giồng Trôm, thuộc diện hộ nghèo của xã. Anh bị bệnh lao phổi, suy kiệt, ho ra máu, u phổi, đã điều trị theo phác đồ lao 5 lần.
Gia đình 3 thế hệ của cô Võ Thị Chấm sống trong căn nhà lá xuống cấp trầm trọng, nhà vách, mái lá chằm đã mục nát, cột cây gỗ mục, mái trên lấy tấm mủ che, mùa mưa hay dột.
Dù chỉ mới 12 tuổi nhưng bé Cao Thị Ngân Tâm lại mắc căn bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn 3. Khi phát hiện bệnh cũng đã trễ, bé nghỉ học và điều trị ở bệnh viện Nhi Đồng 1.
Đến ấp Phú Thuận, xã Phước Ngãi, huyện Ba Tri, nhiều người không khỏi chạnh lòng xót xa khi biết đến hoàn cảnh đơn thân, bệnh tật của chị Khổng Thị Liên, sinh năm 1984, đang ở cùng với người mẹ năm nay 75 tuổi.
Đó là hoàn cảnh của cô Huỳnh Ngọc Lan sinh năm 1964, ngụ ấp Căn Cứ, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm. Cô bị bệnh ung thư vú, đã mổ hai lần và nạo hạch, tay chân bị sưng lên, đau nhức.
Anh Dương Thành Thái sinh năm 1981, ngụ ấp Bình Phú, xã Bình Thành, huyện Giồng Trôm bị bệnh u ác đại tràng sigma di căn gan. Anh thuộc diện hộ nghèo của xã, hiện sống đơn thân, không ai chăm sóc.
Hoàn cảnh anh Nguyễn Vũ Linh sinh năm 1992, ngụ ấp An Thạnh, xã An Thạnh, huyện Thạnh Phú rất cần sự trợ giúp từ các mạnh thường quân.
Hoàn cảnh cô Nguyễn Thị Phấn sinh năm 1971, ngụ ấp Thạnh An, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú hết sức khó khăn. Nhà có hai mẹ con nương tựa vào nhau trong căn nhà tình thương do địa phương hỗ trợ.
Đó là hoàn cảnh anh Dương Văn Tuấn sinh năm 1976, ngụ ấp Bình Lộc, xã Đại Hoà Lộc, huyện Bình Đại. Gia đình anh có 4 nhân khẩu, là hộ khó khăn của xã, nhà nền đất, vách chằm lá.
Gia đình ba thế hệ của anh Huỳnh Văn Bảo sinh năm 1990, ngụ ấp Ao Vuông, xã Phú Long, huyện Bình Đại sống trong một căn nhà nền đất, vách lá, cột cây mục nát.
Đó là hoàn cảnh của bà Võ Thị Đáy sinh năm 1954, ngụ ấp Thạnh Bình, xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri, bị bệnh đái tháo đường, di căn qua khớp, lao phổi, bệnh tái đi tái lại nhiều lần.
Anh Nguyễn Hoàng Phước sinh năm 1979, ngụ ấp Thạnh Tân, xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri bị bệnh tai biến, viêm da cơ địa hơn hai năm nay. Do bệnh tật nên vợ dẫn con bỏ đi, mọi sinh hoạt đều do người cha già 66 tuổi trông nom, chăm sóc.
Đó là hoàn cảnh của gia đình anh Võ Việt Thao sinh năm 1991, ngụ ấp Hưng Nhơn, xã Hưng Khánh Trung A, huyện Mỏ Cày Bắc. Anh chẳng may bị bệnh suy thất trái, rung nhĩ mãn tính, tăng huyết áp động mạch phổi thứ phát, hở van 2 lá, suy dinh dưỡng nhẹ.
Hoàn cảnh gia đình em hết sức khó khăn. Nhà có 6 nhân khẩu gồm cha mẹ và 4 người anh em ở trong căn nhà xập xệ, vách cửa gỗ mục ở ấp Bến Xoài, xã Nhuận Phú Tân, huyện Mỏ Cày Bắc.
Anh Lê Phú Cường sinh năm 1978, ngụ khu phố 6, thị trấn Ba Tri, nhà có 2 cha con, vì khi anh phát bệnh, vợ anh đã bỏ đi lúc con trai anh vừa tròn 4 tuổi. Hai cha con ở trong căn nhà vách lá dột nát mỗi khi trời mưa, cột bưng gốc, cột cây mục.
Khi đến ấp An Ninh, xã An Qui, huyện Thạnh Phú, người dân ở đây ai cũng chạnh lòng khi nhớ đến vụ tai nạn lao động xảy ra cách đây hơn 1 tháng.