Nghẹn lòng trước cảnh con 5 tuổi chăm mẹ bị ung thư
Đôi bàn tay bé xíu, vừa xúc cơm vừa đỡ đầu mẹ, bé Trường nhẹ nhàng đút từng thìa cho mẹ rất thuần thục. Một năm nay, mọi việc chăm sóc người mẹ bị bệnh nan y đang lay lắt những ngày cuối đời đều do cậu bé chưa tròn 5 tuổi này lo hết.
Chối bỏ con thơ vì vợ mang căn bệnh tử thần Dưới cái nắng chói chang của miền đất Tây Ninh, chúng tôi tìm đến nơi ở của mẹ con cô giáo Võ Thị Mến ở ấp Ninh Lộc, xã Ninh Sơn, Thị xã Tây Ninh. Trong nhà căn nhà mục nát và chắp vá, đập vào mắt chúng tôi một hình ảnh nát lòng - một đứa trẻ chưa tròn 5 tuổi đang đút từng thìa cơm cho người mẹ nằm thoi thóp trên chiếc võng cũ. Thấy khách đến, đứa bé mặc bộ đồ lấm lem vội khoanh tay lễ phép cúi chào rồi quay lại tiếp tục đút cơm cho mẹ. Không khí tĩnh lặng buổi trưa bị phá tan bởi tiếng khóc nghẹn ngào của cô Mến khi vô tình chúng tôi hỏi đến cha bé Trường. Do hoàn cảnh nghèo khó nên mãi đến năm 40 tuổi cô giáo Mến mới tìm cho mình được hạnh phúc với một người đàn ông góa vợ. Một năm sau (năm 2004), bé Mai Xuân Trường chào đời. Thằng bé kháu khỉnh và giống cha như đúc. Lúc ấy cô cứ tưởng số phận đã mỉm cười với mình. Nhưng thật éo le, niềm hạnh phúc đó không kéo dài được lâu. Khi bé Trường được hơn 2 tuổi cũng là lúc cô Mến phát hiện mình mang căn bệnh hiểm nghèo. Năm 2006, cô Mến thấy ngực mình đau buốt, chạy chữa khắp nơi nhưng cũng không tìm ra bệnh. Đến khi xuống bệnh viện ở TPHCM mới rụng rời, cô bị ung thư ngực đã di căn. Cũng lúc ấy, cô chịu thêm một niềm đau còn lớn hơn, người chồng lẳng lặng bỏ đi không một lời từ biệt. Mẹ ốm. Cha bỏ đi. Bé Trường thua thiệt đủ đường. Một năm nay, khi căn bệnh của mẹ trở nên trầm trọng, không thể đi lại, thì tất cả công việc trong nhà đều đến tay chú bé này. Ngày qua ngày, Trường dần quen với công việc nhà và trở thành trụ cột của gia đình khi chưa tròn 5 tuổi. Chúng tôi hỏi Trường thường làm gì giúp mẹ, bé nhanh nhảu trả lời: “Con biết vo gạo, nấu cơm, nhiều thứ lắm”. Người nhỏ xíu, mỗi lần bắc cơm chú bé phải trèo lên chiếc ghế rồi mới với tay tới chỗ cắm điện. “Thấy con nhỏ tiếp xúc với điện nguy hiểm nhưng cũng đành nhìn con làm vì người không thể ngồi dậy được”, cô Mến thở dài. Cậu bé 5 tuổi này mấy năm nay đều tự chăm lo cho bản thân mình: tự tắm rửa, tự ăn, tự chơi, tự học. Nhìn chúng bạn được ba mẹ đón đưa, được chơi đủ trò trong trưa nắng, thèm lắm nhưng cu cậu không dám đi chơi xa, chỉ quấn quanh bên mẹ, “ở nhà còn xoa dầu, bóp tay cho mẹ đỡ đau”. Cô Mến với những tấm bằng chứng nhận lao động giỏi những năm còn đi dạy “Thầy thuốc nhỏ” này còn thuộc nằm lòng những bài thuốc dân gian sắc cho mẹ. Chưa ý thức được mức độ hiểm nghèo của căn bệnh mà mẹ đang mang, Trường chỉ nghĩ “có thuốc cho mẹ uống là khỏi bệnh” nên hằng ngày, khi dì rảnh, Trường lại nhờ dì dắt đi tìm lá thuốc. “Tội cháu nhất là những khi Tết hoặc Trung thu, nhìn những đứa trẻ khác được bố mẹ chở đi chơi, mua quà. Con mình chỉ biết nhìn theo các bạn...”, cô Mến nghẹn lời. Những lúc như vậy, Trường chỉ ôm mẹ mà nói: “Con không cần quà đâu. Mẹ dành tiền trị hết bệnh, mẹ đừng chết nghe mẹ!”. Dấu chấm hết cho một có giáo có tâm với nghề Mười tám năm đứng trên bục giảng, biết bao thế hệ học trò qua lớp của cô. Suốt 18 năm đi dạy, cô Mến luôn được xếp loại lao động giỏi. Nếu cô dạy thêm 2 năm nữa thì có lẽ nay đã nhận được giấy chứng nhận Nhà giáo ưu tú với 20 năm cống hiến rồi. Ấy vậy mà từ khi nghỉ dạy đến nay đã một năm, cô Mến vẫn chưa nhận được giải quyết chế độ nghỉ hưu sớm. Khẽ nén tiếng rên trong những cơn đau giằng xé trong xương trong thịt, cô Mến nghẹn ngào kể lại: Bệnh phát càng nặng, cơn đau dồn dập, chi phí thuốc men tốn kém vô cùng. Cả tháng lương giáo viên không đủ chi cho một lần xuống thành phố trị bệnh. Khối u di căn gây lở loét nên cô đành phải nghỉ dạy. Cắn răng chịu đựng khi cơn đau hành hạ, không kiếm đâu ra tiền chữa trị, cô bấm bụng bán nền nhà nhỏ là chỗ trú mưa nắng của hai mẹ con, được tổng cộng 32 triệu. Nhưng số tiền này cũng nhanh chóng đội nón ra đi theo những đơn thuốc. Tiền không, nhà cửa không, hai mẹ con dắt díu nhau về tá túc tại nhà người chị thứ hai vốn cũng không gì khá giả hơn. Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: Cô Võ Thị Mến - 271/3 ấp Ninh Lộc, Ninh Sơn, TX Tây Ninh. tỉnh Tây Ninh (Điện thoại: 01264902397). Trong căn nhà chắp vá, chỗ lành ít hơn chỗ thủng, cô Mến khóc suốt trong buổi trò chuyện cùng chúng tôi. “Nỗi khổ cực, đau đớn của tôi chỉ biết kêu trời cho thấu, nhưng tôi “đi” không đặng, vì bé Trường còn bé quá”… Chúng tôi ra về trong nỗi day dứt “chết không đặng” của cô giáo Mến và bước chân lon ton gọi với theo của cu Trường “Lần sau xuống, cô chú… cho con… một hình siêu nhân nghen!” Chút vòi vĩnh rụt rè của “người đàn ông trụ cột” 5 tuổi như lưỡi dao khứa vào lòng chúng tôi. Đằng sau sự can đảm của “người đàn ông trụ cột” kia, vẫn là tâm hồn của một đứa trẻ… Theo: http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/thuongnhat/4 07136/index.html
Bé Trường đút cơm cho mẹ một cách thuần thục khi em chỉ mới gần 5 tuổi
Vừa cho mẹ ăn, bé Trường vừa bóp tay cho mẹ
Bữa cơm của mẹ con bé Trường chỉ có canh và nước tương
Cô Trần Thị Thu sinh năm 1960, ngụ ấp Thạnh Nghĩa, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri bị bệnh ung thư trực tràng. Do tuổi cao sức yếu, không đất canh tác nên hai vợ chồng không có thu nhập, mọi chi phí trị bệnh và sinh hoạt đều do người con trai làm thuê làm mướn, thu nhập bấp bênh nên cuộc sống ngày càng khó khăn. Dự kiến chi phí mổ của cô Thu từ 50 đến 60 triệu đồng nhưng gia đình không có tiền để chữa trị.
Gia đình anh Trần Văn Hải thuộc diện hộ nghèo của xã Phước Ngãi. Căn nhà nền đất, vách lá xiêu vẹo, mưa dột. Trước đây vợ chồng anh làm nghề bắt nghêu mướn, thu nhập cũng đã bấp bênh, không đủ ăn do miệt dưới này không có việc làm, vợ chồng anh phải bươn chải qua huyện Thạnh Phú để làm, lo cho hai đứa con còn đang đi học.
Đó là hoàn cảnh của em Lê Phong Vũ sinh năm 1997, ngụ ấp Phước Thạnh, xã Phước Ngãi, huyện Ba Tri. Cha em mất lúc em mới 10 tuổi, mẹ bỏ cha con em lập gia đình khác khi em vừa thôi nôi, em ở với bà nội được một thời gian thì bà cũng mất.
Đó là hoàn cảnh của ông Huỳnh Văn Đạt sinh năm 1964, ngụ ấp Tài Đại, xã Khánh Thạnh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc. Mặc dù căn bệnh còn có cơ hội chữa trị, hồi phục nhưng không có tiền mà ông phải chịu cảnh nằm một chỗ.
Anh Phạm Văn Đông sinh năm 1965, ngụ ấp Thới An, xã Châu Hoà, huyện Giồng Trôm, thuộc diện hộ nghèo của xã. Anh bị bệnh lao phổi, suy kiệt, ho ra máu, u phổi, đã điều trị theo phác đồ lao 5 lần.
Gia đình 3 thế hệ của cô Võ Thị Chấm sống trong căn nhà lá xuống cấp trầm trọng, nhà vách, mái lá chằm đã mục nát, cột cây gỗ mục, mái trên lấy tấm mủ che, mùa mưa hay dột.
Dù chỉ mới 12 tuổi nhưng bé Cao Thị Ngân Tâm lại mắc căn bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn 3. Khi phát hiện bệnh cũng đã trễ, bé nghỉ học và điều trị ở bệnh viện Nhi Đồng 1.
Đến ấp Phú Thuận, xã Phước Ngãi, huyện Ba Tri, nhiều người không khỏi chạnh lòng xót xa khi biết đến hoàn cảnh đơn thân, bệnh tật của chị Khổng Thị Liên, sinh năm 1984, đang ở cùng với người mẹ năm nay 75 tuổi.
Đó là hoàn cảnh của cô Huỳnh Ngọc Lan sinh năm 1964, ngụ ấp Căn Cứ, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm. Cô bị bệnh ung thư vú, đã mổ hai lần và nạo hạch, tay chân bị sưng lên, đau nhức.
Anh Dương Thành Thái sinh năm 1981, ngụ ấp Bình Phú, xã Bình Thành, huyện Giồng Trôm bị bệnh u ác đại tràng sigma di căn gan. Anh thuộc diện hộ nghèo của xã, hiện sống đơn thân, không ai chăm sóc.
Hoàn cảnh anh Nguyễn Vũ Linh sinh năm 1992, ngụ ấp An Thạnh, xã An Thạnh, huyện Thạnh Phú rất cần sự trợ giúp từ các mạnh thường quân.
Hoàn cảnh cô Nguyễn Thị Phấn sinh năm 1971, ngụ ấp Thạnh An, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú hết sức khó khăn. Nhà có hai mẹ con nương tựa vào nhau trong căn nhà tình thương do địa phương hỗ trợ.
Đó là hoàn cảnh anh Dương Văn Tuấn sinh năm 1976, ngụ ấp Bình Lộc, xã Đại Hoà Lộc, huyện Bình Đại. Gia đình anh có 4 nhân khẩu, là hộ khó khăn của xã, nhà nền đất, vách chằm lá.
Gia đình ba thế hệ của anh Huỳnh Văn Bảo sinh năm 1990, ngụ ấp Ao Vuông, xã Phú Long, huyện Bình Đại sống trong một căn nhà nền đất, vách lá, cột cây mục nát.
Đó là hoàn cảnh của bà Võ Thị Đáy sinh năm 1954, ngụ ấp Thạnh Bình, xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri, bị bệnh đái tháo đường, di căn qua khớp, lao phổi, bệnh tái đi tái lại nhiều lần.
Anh Nguyễn Hoàng Phước sinh năm 1979, ngụ ấp Thạnh Tân, xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri bị bệnh tai biến, viêm da cơ địa hơn hai năm nay. Do bệnh tật nên vợ dẫn con bỏ đi, mọi sinh hoạt đều do người cha già 66 tuổi trông nom, chăm sóc.
Đó là hoàn cảnh của gia đình anh Võ Việt Thao sinh năm 1991, ngụ ấp Hưng Nhơn, xã Hưng Khánh Trung A, huyện Mỏ Cày Bắc. Anh chẳng may bị bệnh suy thất trái, rung nhĩ mãn tính, tăng huyết áp động mạch phổi thứ phát, hở van 2 lá, suy dinh dưỡng nhẹ.
Hoàn cảnh gia đình em hết sức khó khăn. Nhà có 6 nhân khẩu gồm cha mẹ và 4 người anh em ở trong căn nhà xập xệ, vách cửa gỗ mục ở ấp Bến Xoài, xã Nhuận Phú Tân, huyện Mỏ Cày Bắc.
Anh Lê Phú Cường sinh năm 1978, ngụ khu phố 6, thị trấn Ba Tri, nhà có 2 cha con, vì khi anh phát bệnh, vợ anh đã bỏ đi lúc con trai anh vừa tròn 4 tuổi. Hai cha con ở trong căn nhà vách lá dột nát mỗi khi trời mưa, cột bưng gốc, cột cây mục.
Khi đến ấp An Ninh, xã An Qui, huyện Thạnh Phú, người dân ở đây ai cũng chạnh lòng khi nhớ đến vụ tai nạn lao động xảy ra cách đây hơn 1 tháng.