Tôi không muốn trở thành gánh nặng của gia đình
Chồng chị, anh Nguyễn Văn Bình (54 tuổi) vốn là thợ khoan giếng. Một lần chui lên khỏi giếng, hai tai anh không nghe được nữa. May thay, dần dần tai bên phải đã nghe lại được, tuy là nghễnh ngãng, còn tai trái thì đã điếc hẳn. Từ đó anh bỏ nghề, chuyển sang sửa xe trước nhà.
Nhà có 3 sào đất thì 2 sào trồng bắp còn 1 sào ngập nước chẳng trồng được cây gì. Thu hoạch từ 2 sào bắp đó anh chị đổ cả việc học hành của con út (lớp 9) và kế út (lớp 12) mà không đủ. 5 người con lớn đã phải sớm từ biệt mái trường, đi kiếm việc làm ở xa nhà, giờ chỉ trông mong vào hai đứa nhỏ này. Hai đứa học rất khá, giấy khen dán kín góc học tập, vậy nên: “Nhiều lúc thấy không kham nổi tiền đóng học, tính cho tụi nó nghỉ nhưng nghĩ lại thấy tội nghiệp quá nên ráng tới bây giờ”, chị Quốc tâm sự.
Bây giờ, công việc hàng ngày của chị Quốc là quét tước nhà cửa và một vài việc bếp núc. Nói là “một vài” vì ngay cả vo gạo chị cũng phải nhờ chồng làm giúp, cái chân đau không cho phép chị ngồi xổm. Bác sĩ bảo chị phải mổ để sắp xếp lại xương đùi mới mong bình phục nhưng từ năm ngoái đến nay gia đình vẫn chưa lo được chi phí. Vài tuần nay, đến lượt trái tim chị “trở chứng”, nó đau thắt mỗi đêm mà chị chưa đi khám được.
Chị Quốc ngậm ngùi: “Giờ tôi chỉ biết cầu mong một phép lạ để hết què, khỏi trở thành gánh nặng cho chồng con, phụ ông nuôi hai đứa con ăn học tới nơi tới chốn. Rồi còn lo dựng lại cái nhà, chứ nhà cửa cũ nát như vầy, nó sập hồi nào không hay”.
Ông Nguyễn Đức Cường, cố vấn Hội Chữ thập đỏ xã Lâm San cho biết: “Gia đình anh Bình, chị Quốc thuộc diện hộ nghèo trong xã, đáng lẽ được cấp nhà tình thương. Nhưng xã không có kinh phí để xây nhà tình thương cho bà con”. Một bài toán hóc búa đặt ra cho gia đình nghèo: sức khỏe của mẹ, việc học của các con và mái nhà tả tơi. Làm sao vẹn cả ba đường?
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Chị Bùi Thị Quốc: Ấp 4, xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. ĐT liên hệ: 0972 644 439 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội) Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn * Tài khoản VNĐ: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639 Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt
Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí Số TK : 10 202 0000 004346 SWIFT Code: ICBVVNVX106 Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội 3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
|
Cô Trần Thị Thu sinh năm 1960, ngụ ấp Thạnh Nghĩa, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri bị bệnh ung thư trực tràng. Do tuổi cao sức yếu, không đất canh tác nên hai vợ chồng không có thu nhập, mọi chi phí trị bệnh và sinh hoạt đều do người con trai làm thuê làm mướn, thu nhập bấp bênh nên cuộc sống ngày càng khó khăn. Dự kiến chi phí mổ của cô Thu từ 50 đến 60 triệu đồng nhưng gia đình không có tiền để chữa trị.
Gia đình anh Trần Văn Hải thuộc diện hộ nghèo của xã Phước Ngãi. Căn nhà nền đất, vách lá xiêu vẹo, mưa dột. Trước đây vợ chồng anh làm nghề bắt nghêu mướn, thu nhập cũng đã bấp bênh, không đủ ăn do miệt dưới này không có việc làm, vợ chồng anh phải bươn chải qua huyện Thạnh Phú để làm, lo cho hai đứa con còn đang đi học.
Đó là hoàn cảnh của em Lê Phong Vũ sinh năm 1997, ngụ ấp Phước Thạnh, xã Phước Ngãi, huyện Ba Tri. Cha em mất lúc em mới 10 tuổi, mẹ bỏ cha con em lập gia đình khác khi em vừa thôi nôi, em ở với bà nội được một thời gian thì bà cũng mất.
Đó là hoàn cảnh của ông Huỳnh Văn Đạt sinh năm 1964, ngụ ấp Tài Đại, xã Khánh Thạnh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc. Mặc dù căn bệnh còn có cơ hội chữa trị, hồi phục nhưng không có tiền mà ông phải chịu cảnh nằm một chỗ.
Anh Phạm Văn Đông sinh năm 1965, ngụ ấp Thới An, xã Châu Hoà, huyện Giồng Trôm, thuộc diện hộ nghèo của xã. Anh bị bệnh lao phổi, suy kiệt, ho ra máu, u phổi, đã điều trị theo phác đồ lao 5 lần.
Gia đình 3 thế hệ của cô Võ Thị Chấm sống trong căn nhà lá xuống cấp trầm trọng, nhà vách, mái lá chằm đã mục nát, cột cây gỗ mục, mái trên lấy tấm mủ che, mùa mưa hay dột.
Dù chỉ mới 12 tuổi nhưng bé Cao Thị Ngân Tâm lại mắc căn bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn 3. Khi phát hiện bệnh cũng đã trễ, bé nghỉ học và điều trị ở bệnh viện Nhi Đồng 1.
Đến ấp Phú Thuận, xã Phước Ngãi, huyện Ba Tri, nhiều người không khỏi chạnh lòng xót xa khi biết đến hoàn cảnh đơn thân, bệnh tật của chị Khổng Thị Liên, sinh năm 1984, đang ở cùng với người mẹ năm nay 75 tuổi.
Đó là hoàn cảnh của cô Huỳnh Ngọc Lan sinh năm 1964, ngụ ấp Căn Cứ, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm. Cô bị bệnh ung thư vú, đã mổ hai lần và nạo hạch, tay chân bị sưng lên, đau nhức.
Anh Dương Thành Thái sinh năm 1981, ngụ ấp Bình Phú, xã Bình Thành, huyện Giồng Trôm bị bệnh u ác đại tràng sigma di căn gan. Anh thuộc diện hộ nghèo của xã, hiện sống đơn thân, không ai chăm sóc.
Hoàn cảnh anh Nguyễn Vũ Linh sinh năm 1992, ngụ ấp An Thạnh, xã An Thạnh, huyện Thạnh Phú rất cần sự trợ giúp từ các mạnh thường quân.
Hoàn cảnh cô Nguyễn Thị Phấn sinh năm 1971, ngụ ấp Thạnh An, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú hết sức khó khăn. Nhà có hai mẹ con nương tựa vào nhau trong căn nhà tình thương do địa phương hỗ trợ.
Đó là hoàn cảnh anh Dương Văn Tuấn sinh năm 1976, ngụ ấp Bình Lộc, xã Đại Hoà Lộc, huyện Bình Đại. Gia đình anh có 4 nhân khẩu, là hộ khó khăn của xã, nhà nền đất, vách chằm lá.
Gia đình ba thế hệ của anh Huỳnh Văn Bảo sinh năm 1990, ngụ ấp Ao Vuông, xã Phú Long, huyện Bình Đại sống trong một căn nhà nền đất, vách lá, cột cây mục nát.
Đó là hoàn cảnh của bà Võ Thị Đáy sinh năm 1954, ngụ ấp Thạnh Bình, xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri, bị bệnh đái tháo đường, di căn qua khớp, lao phổi, bệnh tái đi tái lại nhiều lần.
Anh Nguyễn Hoàng Phước sinh năm 1979, ngụ ấp Thạnh Tân, xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri bị bệnh tai biến, viêm da cơ địa hơn hai năm nay. Do bệnh tật nên vợ dẫn con bỏ đi, mọi sinh hoạt đều do người cha già 66 tuổi trông nom, chăm sóc.
Đó là hoàn cảnh của gia đình anh Võ Việt Thao sinh năm 1991, ngụ ấp Hưng Nhơn, xã Hưng Khánh Trung A, huyện Mỏ Cày Bắc. Anh chẳng may bị bệnh suy thất trái, rung nhĩ mãn tính, tăng huyết áp động mạch phổi thứ phát, hở van 2 lá, suy dinh dưỡng nhẹ.
Hoàn cảnh gia đình em hết sức khó khăn. Nhà có 6 nhân khẩu gồm cha mẹ và 4 người anh em ở trong căn nhà xập xệ, vách cửa gỗ mục ở ấp Bến Xoài, xã Nhuận Phú Tân, huyện Mỏ Cày Bắc.
Anh Lê Phú Cường sinh năm 1978, ngụ khu phố 6, thị trấn Ba Tri, nhà có 2 cha con, vì khi anh phát bệnh, vợ anh đã bỏ đi lúc con trai anh vừa tròn 4 tuổi. Hai cha con ở trong căn nhà vách lá dột nát mỗi khi trời mưa, cột bưng gốc, cột cây mục.
Khi đến ấp An Ninh, xã An Qui, huyện Thạnh Phú, người dân ở đây ai cũng chạnh lòng khi nhớ đến vụ tai nạn lao động xảy ra cách đây hơn 1 tháng.