Tin tức Địa chỉ nhân đạo
Tới thăm những mảnh đời bất hạnh ở ven xóm chợ nghèo của huyện Phú Xuyên … 02/10/2009

Tới thăm những mảnh đời bất hạnh ở ven xóm chợ nghèo của huyện Phú Xuyên …

  • 3,369 Xem

Ngày 16/03/09 vào lúc 13h00, thành viên Vicongdong cùng với chị Nhàn (CTXH) tới thăm những hoàn cảnh nghiệt ngã đang đứng trước cơn bão tố của cuộc sống, của những khó khăn, của đói khát và bệnh tật tại thôn chợ Lịm, thuộc huyện Phú Xuyên (Hà Tây), nay thuộc ngoại thành Hà Nội.

Cách Hà Nội khoảng 40Km về phía Nam, Vicongdong cùng với chị Nhàn nhóm Tình nguyện trẻ tới thăm những mảnh đời bất hạnh ở tuổi xế chiều ở xóm chợ Lịm thuộc thị trấn huyện Phú Xuyên của tình Hà Tây nay thuộc ngoại thành Hà Nội. Chúng tôi tới thăm cụ Sớm và cụ Thìn ở xóm chợ Lịm, hai cụ có hoàn đặc biệt khó khăn. Cụ Sớm và cụ Thìn là hai chị em và cả hai  đều không có gia đình riêng.

Hai cụ nay  đã ở tuổi xế chiều “ thất thập cổ lai hi”, cái tuổi xưa nay hiếm có nhưng nỗi khổ, sự đói khát mà các cụ phải sống chung với nói cũng không mấy ai trong xã hội phải nếm trải. Cụ Sớm năm nay đã 87 tuổi còn cụ em là cụ Thìn cũng ngoài 70 tuổi. Các cụ đều không có gia đình riêng. Hai chị em ở chung với nhau trong một túp lều ở góc chợ Lịm, không anh em, không họ hàng, không người thân  thích. Ở tuổi cổ lai hi này đáng lẽ các cụ được sống an nhàn hưởng thụ và quây quần bên các con các cháu nhưng ngược lại các cụ vẫn ngày đêm đối mặt với bệnh tật, đói khát và một cuộc sống bơ vơ  không người than thích, không tương lai và những ngày tháng tối tăm cứ nối tiếp nhau trong cuộc sống của các cụ. Hai năm trước đây các cụ vẫn ở trong một túp lều ở góc chợ. Từ ngày chính quyền xã quy hoạch 7 xào ruộng của 2 cụ vào diện tích đất giải toả các cụ được đền bù ít tiền và dùng số tiền đó mua được 16m2 đất và xây được căn nhà cấp 4 với diện tích 16m2 trên nền của một kho Thuốc sâu của huyện ngày xưa. Cuộc sống đói khát và bệnh tật cứ đeo đuổi các cụ. Hai cụ sống với nhau trong căn nhà nhỏ góc chợ. Hàng ngày cụ em vẫn quét chợ và rửa bát cho các hang quán trong chợ để lấy tiền mua gạo và mau rau.Mỗi ngày cụ em đi rửa bát từ sang tới trưa và quét chợ tới chiều mới lo được 2 bữa ăn cho 2 chị em. Số tiền còn lại để giành mua thuốc và nộp tiền điện…

Cuộc sống cũng cứ thế trôi đi, các cụ vật lộn với những khó khăn, tủi nhục, đói khát, bệnh tật, không chỉ những thiếu thốn về vật chất mà cả những thiếu thốn về tình cảm, về sự động viên chia sẻ của chính quyền của những người có trách nhiệm tại địa phương… Không một tấc đất, gia tài hai cụ có không có gì quý giá trừ con chó. Nhưng vì  đói, vì bệnh tật hoành hành, vì không có gì cho chó ăn, cụ đã phải bán con chó đi cách đây 3 ngày khi chúng tôi tới thăm. Được tận mắt chứng kiến cuộc sống của 2 cụ không ai trong chúng tôi cầm được nước mắt và thương các cụ vô cùng. Đáng ra các cụ được hưởng cuộc sống no đủ, hạnh phúc bên các con các cháu nhưng hai cụ không có tới 1 người ruột thịt than thiết giúp đỡ các cụ lúc trái gió trở trời. Hoàn cảnh của 2 cụ chính là hình ảnh của Lão Hạc trong Truỵên ngắn “ Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao cách đây mấy chục năm về trước.

Măc dù, xã hội thay đổi, đất nước phát triển, cuộc sống của người dân ngày càng ấm lo và hạnh phúc, tưởng chừng những câu chuyện cách đây mấy chục năm sẽ không còn, không có, và không lặp lại nhưng đâu đó xung quanh cuộc sống của chúng ta vẫn còn những cảnh đời tăm tối, những mảnh đời đang đối mặt với cơn bão táp của cuộc sống, của tuổi xế chiều.

Qua vài nguồn thông tin, chị Nhàn đã biết và tới thăm hoàn cảnh của hai cụ. Chị đã quyên góp được 600.000 đồng để mua gạo và một số thực phẩm để giúp 2 cụ bớt đi phần nào khó khăn, đói khát và động viên an ủi hai cụ trong những ngày xế chiều trước bão. Và hi vọng lớn hơn của chúng tôi là hai cụ nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương, của hội người cao tuổi của địa phương và của Trung ương để các cụ sống tiếp những ngày tháng còn lại của cuộc đời.

Trên đường tới thăm cụ Sớm và cụ Thìn, hai chị em chúng tôi có ghé thăm gia đình cụ Xoan có 2 con là liệt sỹ, 2 trong 3 người con còn lại của cụ bị thần kinh nặng. Ngày đêm cụ khóc thương cho không biết có ai chăm sóc chúng khi cụ nhắm mắt về với tổ tiên.

( Cụ bà Nguyễn Thị Xoan, có 2 con là liệt sỹ, 2 trong 3 người con còn sống của bà bị thần kinh nặng)

 ( Cô Xuyến người con gái duy nhất của cụ bị thần kinh cách đây hơn 20 năm. Trước đây cô Xuyến cũng có gia đình và sinh được 1 người con gái. Sau khi sinh con được 5 tháng tuổi có bắt đầu bị hâm nặng và sau đó liên tiếp bị chồng đánh đập. Cha mẹ cô thương con thương cháu đến đón cô về khi cô lấy chồng được hơn 1 năm. Từ đó tới nay cô ngày càng hâm nặng. Những lúc tỉnh cô vẫn mò cua, bắt ốc và nấu nướng cho mẹ và em.

( Chú Long em trai cô Xuyến đã ngoài 50 tuổi mà chỉ biết ú ớ suốt ngày. Từ khi lên 5 tuổi chú bỗng dưng bị thần kinh rồi nặng thêm dần. Hàng ngày chú không tự làm được gì. Sinh hoạt trong cuộc sống đều dựa vào người mẹ già ngoài 80 tuổi và cô em)

( Người mẹ già ngoài 80 tuổi và những giọt nước mắt cho những người con đã chết và cả những người con đang sống)

( Cụ Thìn kể về chuyện bán con chó. Vì thương nó đói, sợ nó đói khổ như mình, biết đâu khi bán nó đi sang ở với nhà khác nó sướng hơn ở với nhà mình. Nghĩ tội cho con chó nhưng đường cùng phải bán nó đi, mà nhà mình cũng không có gì cho nó ăn nữa.)

( Cụ Thìn cảm động và cảm ơn chúng tôi đã tới thăm động viên các cụ)

( Đây là căn nhà mà các cụ ở 2 năm trước đây. Giờ là căn bếp, nơi chưa nước, chứa củi, phơi quần áo, nấu nướng.)

Hoàn cảnh của cụ Sớm, cụ Thìn và cụ Xoan rất cần sự chia sẻ của cộng đồng cả về vật chất lẫn tinh thần. Cộng đồng có  thể chia sẻ quần áo, chăn màn, gạo, thực phẩm, tiền... để các cụ có một cuộc sống ổn định hơn trong những ngày tháng xế  chiều của cuộc đời.

Ngày nay khi xã hội thay đổi, cuộc sống người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc. Thì ở đâu đó rất gần chúng ta vẫn còn có những mảnh đời lạnh giá cả về thể xác lẫn tâm hồn. Hoàn cảnh của các cụ rất cần sự quan tâm của cộngđồng. Cụ Sơm và cụ Thìn mơ ước có một số vốn khoảng 500.000 đồng để mở cửa hàng bán rau nho nhỏ ở góc chợ để có thêm thu nhập và đỡ vất vả như công việc rửa bát từ sáng tới trưa và quét chợ tới tối mới có được 7.000 đồng để sống.

Cộng đồng chúng ta hãy chung tay giúp đỡ hoàn cảnh của cụ Sớm, cụ Thìn, cụ Xoan để các cụ được hưởng phần nào những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống mà xã hội đang mang lại cho mọi người dân. Mong sao các cụ được sống trong no ấm, hạnh phúc và yên vui trong những ngày ở tuổi xế chiều.

Mọi sự giúp đỡ của cộng đồng xin gửi về địa chỉ:

Chuyên mục " Ngày cuối tuần ấm áp" - Vicongdong.vn

(Tầng 2 - Toà nhà 15B - Phạm Hùng - Cầu Giấy - Hà Nội)

Hoặc đại diện:

Họ và tên: Tạ Thị Tâm

Số Phone: 0983497986

Yahoo: visaohanhphuc_119

Email: Tamtt@visky.vn

Rất mong nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng cho hoàn cảnh trên.

các tin khác
Ngày thành lập Hội